Thu hoạch ồ ạt, tôm thẻ giảm giá mạnh

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4.2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000 - 100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

thu tôm ồ ạt
Việc nông dân ồ ạt thu hoạch tôm khiến cung vượt cầu.

Trong khi ở những tháng đầu năm, tôm thẻ chân trắng loại này có giá trên 130.000 đồng/kg.

Ông Lý Văn Thuận – Tổng Thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP) cho rằng, giá tôm trong những ngày qua có nhiều biến động, tuy nhiên người dân không nên thu hoạch ồ ạt ở thời điểm này để tránh tình trạng bị thương lái ép giá.

Ngành chức năng cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hoạch tôm đồng loạt trong dân là do thiếu thông tin về thị trường. Từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế suất sơ bộ trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 thuế chống bán phá giá (POR8) đối với tôm nhập khẩu, trong đó có Việt Nam đã khiến cho người nuôi hoang mang. Cụ thể, tại Cà Mau vào những ngày gần đây hộ nuôi đồng loạt thu hoạch tôm và chấp nhận thua lỗ. 

Theo ông Thuận, khi thu hoạch ai cũng tìm doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có thực lực và thanh toán tiền mặt để bán tôm, việc đó đã làm cho những doanh nghiệp này thừa nguyên liệu. Trong khi các doanh nghiệp khác thì không có tôm nguyên liệu để chế biến vì thiếu tiền. Điều này đã tạo ra sự thừa ảo tôm nguyên liệu trên thị trường khiến giá tôm giảm mạnh.

Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, ngành nuôi tôm ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… đã dần phục hồi nhưng còn rất chậm, lượng tôm sẽ tăng nhẹ. 

Ông Bằng khuyến cáo người dân không nên nôn nóng thu hoạch tôm ồ ạt để tránh thiệt hại về giá. “Giá tôm sẽ tiếp tục giảm ở mức vừa phải trong thời gian tới. Hiện tại giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg đã tăng trở lại (khoảng 110.000 đồng/kg) và sẽ giữ ổn định ở mức này, bà con cần thu hoạch tôm đúng kích cỡ để tránh thiệt hại” – ông Bằng nói.

Báo Dân Việt, 22/04/2014
Đăng ngày 22/04/2014
Hoàng Hạnh

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nga

Sau một giai đoạn trì trệ do ảnh hưởng của cuộc xung đội Nga – Ukraine, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nga đã phục hồi và có xu hướng ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng gấp đôi chỉ sau 3 năm.

Cá ngừ
• 10:00 24/05/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 17:51 17/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 17:51 17/06/2024

Men vi sinh cho ao nuôi tôm quảng canh

Nuôi tôm quảng canh là một phương pháp nuôi tôm phổ biến ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước và môi trường trong ao nuôi luôn là thách thức lớn đối với người nuôi tôm. Trong bối cảnh này, men vi sinh đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe tôm và tăng năng suất.

Men vi sinh
• 17:51 17/06/2024

Giải thích hiện tượng tôm thường trốn dưới đáy khi trời mưa

Trời mưa mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và đời sống con người, nhưng với người nuôi tôm, mưa lại là một hiện tượng thiên nhiên đầy thách thức. Một trong những hành vi thường thấy là tôm thường trốn dưới đáy ao khi trời mưa.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 17/06/2024

Gỡ khó trong đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đối tượng nuôi thủy sản chủ lực

Sáng ngày 14.6, UBND huyện Tuy Phước tổ chức họp bàn các giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn trong đăng ký tàu thuyền và cấp giấy chứng nhận nuôi thủy sản chủ lực trên địa bàn huyện.

Cuộc họp
• 17:51 17/06/2024
Some text some message..